Xử lý khi bị chó cắn Chó_dại

Những thông tin y khoa của Wikipedia tiếng Việt chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế ý kiến chuyên môn. Trước khi sử dụng những thông tin này, đề nghị liên hệ và nhận sự tư vấn của các bác sĩ chuyên môn.

Khi bị chó hoặc súc vật cắn, cần phải xử trí vết thương theo trình tự như sau:

Theo dõi chó khi bị cắn

Rửa sạch vết cắn nhiều lần với xà bông đặc hoặc các chất tẩy giặt khác, rửa vết thương dưới vòi nước mạnh ít nhất 5 phút, lấy bỏ hết dị vật và mô dập nát. Sát trùng vết thương bằng dung dịch cồn 70% hoặc dung dịch iode, lưu ý là xà phòng đặc 20%, sau đó rửa bằng nước muối 9%, bôi chất sát khuẩn như cồn, cồn iốt đậm đặc… làm giảm tới mức tối thiểu lượng virus tại nơi xâm nhập.. Không khâu kín da hoặc băng quá kín. Dùng kháng sinh phòng ngừa nhiễm trùng vết cắn. Đề phòng uốn ván bằng huyết thanh kháng độc tố (SAT) và vaccin (Tetavax).

Xử trí tại chỗ bằng: Rửa ngay thật kỹ vết thương bằng xà phòng đặc, nước muối đặc, dội nước sạch nhiều lần, bôi chất sát khuẩn như cồn và iốt đậm đặc nhằm sát khuẩn, giảm thiểu lượng virus dại ở vết thương. Không làm dập nát vết thương và chỉ khâu trong 3-5 ngày. Sau đó, đến cơ sở y tế để được tiêm vacxin dại càng sớm càng tốt. Đối với người già, phụ nữ có thai, người bị bệnh lao, thận, gan, tim mạch, sốt rét… cần hỏi bác sĩ chuyên khoa để được theo dõi tiêm và có ý kiến về cách điều trị.

Sẽ phải tiêm phòng dại ngay nếu:

  • Chó lên cơn hoặc có biểu hiện nghi dại.
  • Vết cắn ở đầu, mặt, cổ,
  • Vết cắn gần hệ thần kinh trung ương (đầu, mặt, cổ tay) đầu chi, bộ phận sinh dục, kể cả khi chỉ bị sây sát nhẹ hoặc có nhiều vết cắn, vết cắn sâu, chó lên cơn dại… cần phải tiêm kháng huyết thanh dại và vaccine trong vòng một ngày nhưng phải khác vị trí tiêm. Tiêm huyết thanh dại càng sớm thì hiệu quả càng cao. Nếu chậm cũng không nên để quá 7 ngày sau khi bị cắn.
  • Có nhiều vết cắn nguy hiểm, sâu.
  • Không theo dõi được con chó đã cắn.
  • Tại nơi bị cắn có súc vật bị dại.

Nếu nạn nhân bị chó cắn (không biết là chó dại hay không), nên chủng ngừa sớm trong vòng 2 ngày thì hiệu quả phòng bệnh rất cao, chủng ngừa chậm thì hiệu quả sẽ giảm nhưng vẫn còn hiệu quả, do đó có chủng vẫn còn hơn.

Trường hợp phải theo dõi con chó trong 15 ngày:

  • Vết cắn nhẹ, xa não.
  • Con chó vẫn sống bình thường khỏe mạnh.
  • Không phát hiện bệnh dại ở súc vật trong khu vực.

Nhiều trường hợp chó cắn ngoài quần jeans, tuy trên da vẫn có vết xước nhưng cũng không cần tiêm vì không bị virus xâm nhập. Trong thời gian theo dõi, nếu con vật bị ốm, bỏ ăn, chết, mất tích hay bị bán, mổ thịt thì cần đi tiêm. Sau 15 ngày, nó vẫn sống khỏe mạnh thì có thể yên tâm.[30]

Đối với con chó cắn người, nếu còn sống nên nhốt nó trong 10 ngày và theo dõi, nếu chó vẫn còn khoẻ mạnh thì có thể ngưng các biện pháp điều trị. Nếu chó bị đập chết, nên cắt đầu chó để xét nghiệm xác định bệnh dại.

Một số trường hợp không cần phải tiêm vắcxin là

  • Bị chó cắn bóng, nghĩa là không đụng chạm gì tới người.
  • Bị chó cắn qua quần áo dày mà không xước da hoặc bị chó liếm vào chỗ da lành không có vết xước.
  • Những người đã tiếp xúc, sống chung với người bị bệnh dại, kể cả có ăn ngủ cùng phòng (trừ khi bị người lên cơn dại cắn có vết thương).

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chó_dại http://www.diseasesdatabase.com/ddb11148.htm http://www.emedicine.com/eerg/topic493.htm http://www.emedicine.com/med/topic1374.htm http://www.emedicine.com/ped/topic1974.htm http://ibnlive.in.com/news/rabid-dog-enters-new-de... http://suckhoeso.com/detail/ha-noi-6-ca-tu-vong-do... //www.nlm.nih.gov/cgi/mesh/2021/MB_cgi?field=uid&t... http://apps.who.int/classifications/icd10/browse/2... http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/canh-bao-tinh... http://doisong.vnexpress.net/tin-tuc/gia-dinh/dan-...